Muốn cầu được ước thấy, phải chú ý 3 điều sau trên bàn thờ!

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, vì thế, luôn là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

1. Cẩn trọng trong việc sử dụng bát hương

Bát hương đã bốc xong, khi sử dụng bát hương, gia chủ phải đặt nơi sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

Khi vệ sinh bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Đồng thời, chân nhang quá nhiều thì cần rút bớt, phải để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ đốt. thả tro xuống sông suối.

Bát hương bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Sử dụng bát hương cẩn thận và luôn phải chú ý đến vị trí.

Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu.

Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới), phòng bốc hoả.

Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:

- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ,...

- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình.

- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát,...

2. Các loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên bàn thờ

Hoa ly: Hoa ly không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên bởi người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên. Hoa ly có thể dâng nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).

Hoa đại (sứ, chămpa):Theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của khá nhiều hồn ma. Đây không là loại hoa đặt lên bàn thờ được.

Có những loại hoa cấm kỵ đặt trên bàn thờ.

Hoa lan móng rồng: Đây là loại hoa thơm không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi của hoa cũng không đẹp, chính vì vậy mà loài hoa này không dùng để thờ cúng tổ tiên.

Hoa nhài: Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh.

Hoa phù dung: Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.

Hoa râm bụt: Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước.

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn): Tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

3. Những kiêng kị khác

- Không đặt bàn thờ tại nơi nóng bức, nhất là trên tum của tầng thượng hay bị nắng nóng làm cho âm khí không tụ.

- Bên trên phòng thờ (tầng trên tầng có phòng thờ) thẳng lên không được có bể nước, vì nếu có bể nước sẽ phạm Thủy Hỏa tương xung, làm cho người trong nhà ốm đau bất an.

- Không để ti vi hay máy tính trong phòng thờ, vì sẽ có nhiều từ trường làm cho sóng âm không về và tụ lại được.

- Không tự tiện kê chuyển bàn thờ, vì nếu tự tiện kê chuyển vị trí bàn thờ sẽ làm “động” bàn thờ, đây là điều không tốt trong phong thủy.

Muon cau duoc uoc thay, phai chu y 3 dieu sau tren ban tho!-Hinh-3

Sắp xếp vị trị để bàn thờ trong gia đình là rất quan trọng.

- Nếu có kê chuyển sang vị trí tốt hơn thì phải làm lễ xin chuyển và xin đài âm – dương thì mới chuyển.

- Không để bàn thờ đối diện với cửa sổ hay thẳng cửa ra vào.

- Phòng thờ không nên làm nhiều cửa, hạn chế có cửa sổ rộng trong phòng thờ.

- Không dùng điều hòa nhiệt độ trong phòng thờ.

- Không để phòng thờ trên tầng thượng có mái tôn, cửa kính hay tường kính, vì có rất nhiều xạ khí từ tường kính, cửa kính.

- Không được để nhiều đồ đạc trong phòng thờ, nhất là các đồ có góc nhọn.

- Phòng thờ mà để tại tầng 1 thì cũng không đưọc để bên trên bể nước ngầm hay bể phốt, vì cũng phạm Thủy Hỏa tương xung.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).