Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc

Gốm sứ thời Minh cũng có thể nói là thời kỳ mà gốm sứ Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và vô cùng thu hút với những mẫu mã, kiểu dáng và hoa văn ấn tượng.

1. Lịch sử phát triển

Vào năm 1368,  Chu Nguyên Chương nổi dậy lật đổ đế chế ngoại tộc Nguyên, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Hồng Vũ, đổi quốc hiệu là Minh, đóng đô ở Nam Kinh. Sau khi nhà Minh đóng đô ở Nam Kinh thì lò Ngự (lò chế tác đồ phục vụ cho nhà vua và hoàng gia) cùng được xây dựng ở trấn Cảnh Đức. So với các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vẫn tiếp tục sản xuất đồ gốm như xưa thì trấn Cảnh Đức là trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất Trung Hoa thời bấy giờ với những kỹ thuật vô cùng tinh xảo.

Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc

Đồ gốm sứ thời Minh phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất Tống – Nguyên và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống – Nguyên, đồ gốm sứ thời Minh lại có vẻ phong phú, đa dạng hơn nhiều cả về loại hình, các loại men và đề tài trang trí.

Đây cũng là thời kỳ đăng quang của gốm sứ hoa lam vì người Trung Quốc đã mua được nguyên liệu côban từ Ả Rập để vẽ lên  các sản phẩm gốm sứ và tạo ra những sản phẩm gốm hoa lam (thanh hoa) tuyệt đẹp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc

Dưới thời Minh, người làm gốm cũng chế ra men nhiều màu (tam thái, ngũ thái) với kỹ thuật và nghệ thuật tô, vẽ màu phong phú đầy sáng tạo. Thời kỳ này đồ sứ hoa lam và đồ sứ vẽ nhiều màu trên men chiếm số lượng lớn nhất. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ mang tính chất sử dụng mà đó còn là những tác phẩm nghệ thuật sống động, quyến rũ.

So với những giai đoạn trước, xương gốm thời Minh mỏng đều hơn, độ kết tinh của xương mịn, chắc, men trắng và dày hơn.

2. Các loại hình gốm sứ thời Minh

Dựa vào kết quả các cuộc khai quật và một số sản phẩm hiện còn trong các viện bảo tàng, các nhà nghiên cứu thống kê có ít nhất 14 loại hình được sản xuất trong thời kỳ này. Đó là: âu, bát, bình, chậu, chén, choé, chum, đĩa, hộp, hũ, kendy, lọ, nậm, tượng trong đó chiếm số lượng lớn nhất là bát và đĩa.

Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc
Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc

 

3. Hoa văn gốm sứ thời Minh

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghệ thuật trang trí gốm sứ Trung Quốc đã để lại hệ thống đồ án hoa văn trang trí trên gốm sứ thời Minh vô cùng phong phú và đặc sắc. Chính vì kế thừa và phát huy những đặc sắc đó, đồ gốm sứ thời Minh có hoa văn trang trí bao gồm từ những băng hoa văn hình học làm đường diềm cho đến những bức tranh phong cảnh sơn thuỷ, lâu đài, nhân vật, phản ánh nhũng điển tích và sinh hoạt; từ động vật sống trên cạn, các loài côn trùng đến nhưng loài thuỷ sinh… tất cả đều được diễn tả sinh động qua đề tài, bố cục, đường nét, hình trang trí có ngụ ý, biểu tượng, mang nội dung cụ thể.

Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc

4. Các loại men gốm sứ thời Minh

  • Men lam: Gốm thời Minh sử dụng vẽ lam dưới men trắng khá điển hình như bát, đĩa, lọ, nậm, chén, kendi. Men lam được dùng vẽ hoa lá dưới nền men vàng. Men lam vẽ dưới men trắng trong lấn nung thứ nhất kết hợp vẽ nhiều màu qua lần nung thứ hai ở nậm nhiều màu. Men lam được dùng viết minh văn trên miệng bình nhiều màu, dưới đế đĩa đỏ nâu hay trên chén sứ men trắng.
  • Men nhiều màu: Ngoài men lam nặng lửa ở bần nung thứ nhất, gồm thời Minh còn dùng men nhiều màu ở lần nung thứ hai, gồm màu xanh xám, đỏ, vàng thường vẽ ở choé và nậm.
  • Men vàng: được sử dụng với sắc độ đậm ở mảnh đế lọ, đĩa, chum. Với sắc độ nhạt hơn ở choé có nắp, tượng,…
  • Men đỏ: Men đỏ được vẽ trên bát, choé và nậm. Men đỏ nâu sận được phu trên đĩa, sắc nhạt hơn được vẽ trên bình nhiều màu. Việc sử dụng men đỏ là một sự chứng tỏ kỹ thuật men sứ đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử gốm sứ Trung Hoa.
  • Men xanh lục: Men xanh lục sần vẽ trên chum hay phủ ngoài 1ọ, hộp. Men xanh lục còn được vẽ trên bát và choé.
  • Men ngọc: thường phủ cả thành trong và ngoài đĩa.
  • Men trắng: phủ trên chén, lọ, mai bình, bát, đĩa và chậu.
  • Men xám: được phủ trên đĩa vè nhiều màu
  • Men nâu: được phủ ngoài hộp có nắp…
 
Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc
 
Sơ lược về gốm sứ thời Minh của Trung Quốc
 

Đồ thờ cao cấp Gia Tộc Việt  -  khẳng định vị thế số 1 về đồ thờ cao cấp!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

THÔNG TIN CÔNG TY

 

Cty cổ phần Bát Tràng Việt Nam

 

Địa chỉ: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

 

MS thuế: 0107 530 962

 

THÔNG TIN TÀI KHOẢN

 

Số TK: 09899966001

 

Chủ TK: Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam

 

Ngân hàng: TP Bank CN Hà Nội

 

LIÊN HỆ

 

- Trụ sở: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

 

- Xưởng sản xuất: Xóm 1, Bát Tràng, Gia Lâm, HN

 

- Email: dothocaocapvn@gmail.com

 

- Hỗ trợ trực tiếp: 888602222

 

- Hỗ trợ đặt hàng: 088.860.2222